Thẩm định giá động sản trong từng trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể được vận dụng khái niệm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp

Giá cả động sản phụ thuộc phần lớn vào quan hệ cung – cầu trên thị trường. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 01 ban hành theo quyết định số 24/2005/QĐ-BTC ngày 18/4/2005 của Bộ Tài Chính: Giá thị trường của Động sản là mức giá ước tính đang được mua bán trên thị trường vào thời điểm thẩm định giá giữa một bên là người sẵn sàng mua và một bên là người sẵn sàng bán trong một giao dịch khách quan và độc lập trong điều kiện thương mại bình thường.

Tuy nhiên, để đưa ra giá trị của Động sản công ty thẩm định còn phải phân tích đến nhiều yếu tố khác như những yếu tố mất cân bằng của thị trường do nhiều nguyên nhân không tính trước được như tính độc quyền, tính đầu cơ, các nhân tố cạnh tranh không lành, . . . làm ảnh hưởng đến giá trị của động sản cần thẩm định để có thể xác định giá trị của động sản một cách chính xác và khoa học . . .

Với kho dữ liệu giá dồi dào, nguồn nhân lực với trình độ kinh nghiệm chuyên môn cao, VNG Value sẽ cung cấp cho khách hàng những thông tin về giá trị của các động sản với độ tin cậy cao theo từng mục đích thẩm định

1 - GIỚI THIỆU CHUNG

Thẩm định giá động sản bao gồm:

  • Máy móc thiết bị
  • Phương tiện vận tải
  • Các hàng hóa dịch vụ khác,…

Trong từng trường hợp và mục đích thẩm định cụ thể được vận dụng khái niệm giá trị thị trường và giá trị phi thị trường làm cơ sở cho thẩm định giá. Thẩm định giá động sản là sự ước tính về giá trị của các quyền sở hữu tài sản cụ thể bằng hình thức tiền tệ cho một mục đích đã được xác định rõ trong những điều kiện của một thị trường nhất định với những phương pháp phù hợp

2 - ĐỐI TƯỢNG THẨM ĐỊNH

I. Thẩm định giá Động sản bao gồm:

a. Tài sản chưa qua sử dụng (mua sắm mới).

– Tờ trình dự toán mua sắm tài sản được phê duyệt.

– Catologue (nếu có).

b.Tài sản đã qua sử dụng:

– Tài sản đã qua sử dụng là loại tài sản không còn đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật về chất lượng theo thiết kế ban đầu của nhà sản xuất do chế độ bảo quản hoặc đã tiến hành vận hành, chạy thử (không phân biệt thời gian hay số lượng sản phẩm đã sản xuất, chế tạo ra) mà không theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân mua tài sản.

– Với đặc thù của máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ … (gọi chung là tài sản) đã qua sử dụng là chất lượng còn lại không đồng đều, các chi tiết, bộ phận đã bị thay đổi, sửa chữa, nâng cấp cho phù hợp với mục đích sử dụng, sản phẩm sản xuất, năng lực, điều kiện sản xuất, chế độ bảo quản, bảo dưỡng đặc thù của của sở hữu tài sản làm căn cứ cho người làm thẩm định lựa chọn cơ sở thẩm định, phương pháp, nguyên tắc thẩm định phù hợp.

– Cụ thể về lựa chọn cơ sở thẩm định giá: Giá trị của tài sản đã qua sử dụng có thể được sử dụng 1 trong 2 cơ sở thẩm định đó là cơ sở giá trị thị trường và cơ sở giá trị phi thị trường tuỳ theo mức độ thông dụng, tỷ lệ chất lượng còn lại của tài sản cần thẩm định và mục đích thẩm định. Căn cứ vào kết quả khảo sát về tài sản đã qua sử dụng, tỷ lệ chất lượng còn lại, kết quả thu thập thông tin về loại tài sản đề nghị thẩm định làm căn cứ lựa chọn, xác định cơ sở giá trị của tài sản

c. Tài sản không còn giá trị sử dụng:

Phụ lục số 04 của Tiêu chuẩn thẩm định giá số 09 (TĐGVN09-  Thông tư 126/2015/TT-BTC ngày 20 tháng 08 năm 2015 của Bộ Tài chính) hướng dẫn tài sản có chất lượng còn lại dưới 30% được mô tả như sau:

“+ Thiết bị cũ đã qua sử dụng một thời gian dài, hư hỏng hoàn toàn.

 + Không còn khả năng phục hồi, chỉ thích hợp cho việc tháo dỡ để lấy lại một số bộ phận còn sử dụng được của máy hoặc bán phế liệu.”

Nội dung này phù hợp với Quyết định số 57/1999/QĐ-TĐC ngày 11/03/1999 của tổng cục trưởng tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng đưa ra phần trăm (%) chất lượng còn lại được đánh giá <= 30% như sau:

“- Thiết bị cũ đã qua sử dụng, hư hỏng hoàn toàn

– Không còn khả năng phục hồi, chỉ thích hợp cho việc tháo dỡ để lấy lại một số bộ phận còn sử dụng được của máy.”

II. Đối tượng chi tiết:

–  Thẩm định giá thiết bị văn phòng (máy tính, máy in, máy chiếu, nội thất văn phòng…)

– Thẩm định giá dây chuyền máy móc thiết bị, dây chuyền công nghệ,…

– Thẩm định giá thiết bị chuyên dùng: Thiết bị y tế, thiết bị khai thác khoáng sản, khai thác đá, máy công- nông nghiệp, máy công cụ,…

– Thẩm định giá phương tiện vận tải: xe tải, xe du lịch, xe cần cẩu, tàu thuyền, xà lan,…

– Các phương tiện khác.

3 - MỤC ĐÍCH THẨM ĐỊNH

Các mục đích của hoạt động thẩm định giá động sản bao gồm:

–  Mua bán, chuyển nhượng tài sản.

–  Cổ phần hóa, mua bán, sáp nhận doanh nghiệp (M&A)…

–  Liên doanh, thành lập, chuyển đổi hoặc giải thể doanh nghiệp

–  Thế chấp, bảo lãnh, vay vốn ngân hàng.

–  Hoạch toán kế toán, thanh lý tài sản, bảo hiểm, đền bù, giải tỏa…

–  Xác định giá trị tài sản, dự án đầu tư, giá trị thương hiệu…

–  Thẩm định tài sản phục vụ điều tra, xét xử, phân chia, tranh chấp tài sản,…

–  Chứng minh tài sản để du học, du lịch, định cư, hợp tác, góp vốn…

–  Thanh lý tài sản, cấn trừ nợ,…

–  Các mục đích thẩm định khác…

4 - PHƯƠNG PHÁP THẨM ĐỊNH

a. Đối với việc thẩm định máy móc thiết bị

– Phương pháp so sánh trực tiếp 

– Phương pháp chi phí

b. Đối với việc thẩm định máy móc phương tiện vận tải

– Phương pháp so sánh / so sánh trực tiếp;

– Phương pháp chi phí (phương pháp giá thành);

– Phương pháp thu nhập (còn gọi là phương pháp đầu tư hoặc phương pháp vốn hóa);

– Phương pháp lợi nhuận (hay phương pháp hạch toán);

– Phương pháp thặng dư (hay phương pháp phân tích kinh doanh / phát triển giả định)

5 - HỒ SƠ THẨM ĐỊNH

Hồ sơ thẩm định giá động sản

  • Giấy yêu cầu thẩm định giákhách hàng lập (có mẫu kèm theo);
  • Giấy ủy quyền nếu tài sản không thuộc sở hữu của khách hàng trực tiếp liên hệ thẩm định giá;
  • Quyết định cho phép thanh lý của cơ quan có thẩm quyền cấp (đối với tổ chức);
  • Danh mục tài sản yêu cầu thẩm định giá(có mẫu kèm theo);
  • Xuất xứ hàng hoá: nước sản xuất, năm sản xuất;
  • Sổ tài sản, thẻ tài sản theo dõi việc trung, đại tu, hóa đơn mua thiết bị, phụ tùng thay thế phục vụ nâng cấp, bảo trì máy móc thiết bị, phương tiện vận tải (nếu có);
  • Các biên bản định giátài sản phục vụ công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp khi góp vốn liên doanh, phục vụ công tác kiểm kê của Nhà nước … tại từng thời điểm (nếu có);
  • Tài liệu kỹ thuật, catalogue: tính năng kỹ thuật, công suất thiết kế, năng lượng tiêu hao …;
  • Chứng thư giám định chất lượng còn lại, Biên bản giám định chất lượng còn lại của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).

Bổ sung thêm hồ sơ thẩm định giá đối với:

Phương tiện vận tải đường bộ

  • Giấy đăng ký phương tiện vận tải;
  • Giấy chứng nhận đăng kiểm;
  • Giấy chứng nhận bảo hiểm  (nếu có);
  • Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật đối với phương tiện chở vật liệu cháy nổ, nguy hiểm (xe bồn chở gas, hóa chất…) (nếu có).

Phương tiện vận tải đường thủy

  • Giấy chứng nhận đăng ký phương tiện thủy nội địa;
  • Biên bản kiểm tra kỹ thuật phương tiện thủy nội địa;
  • Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật phương tiện thủy nội địa;
  • Giấy chứng nhận quốc tế về an ninh tàu biển (nếu có).

Tài sản nhập khẩu

  • Hợp đồng thương mại;
  • Packing list, invoice;
  • Tờ khai hải quan;
  • Giấy chứng nhận xuất xứ, giấy giám định chất lượng;
  • Hóa đơn mua bán kê khai chi tiết.

 

    TƯ VẤN DỊCH VỤ TRỰC TUYẾN

    Bạn muốn tư vấn về các dịch vụ thẩm định giá? Chỉ cần gửi thông tin của bạn và chúng tôi sẽ liên lạc ngay. Hoặc bạn cũng có thể gửi email cho chúng tôi về hòm thư info@thamdinhgiavng.com

    Tôi muốn tư vấn về dịch vụ: