Ban giám đốc cùng cán bộ công nhân viên VNG Value luôn cam kết đưa ra các kết quả thẩm định giá chính xác hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng.
Trên góc độ lý thuyết, có ba cách xác định giá trị tài sản vô hình. Ở Việt Nam, việc xác định giá trị tài sản vô hình cũng gần giống như thông lệ quốc tế. Theo tiêu chuẩn thẩm định giá số 13, hiện Việt Nam có 3 cách tiếp cận: từ thị trường, từ chi phí hoặc từ thu nhập, mỗi cách tiếp cận bao gồm nhiều phương pháp định giá khác nhau. Nhìn chung, các giá trị tính toán thực tế vẫn khá định tính, cảm quan mà chưa phản ánh một cách chính xác vấn đề bởi đặc thù của việc định giá dựa trên những ước tính có mức độ không chắc chắn. Mỗi phương pháp lại có nhược điểm và ưu điểm riêng khi áp dụng với từng lại tài sản vô hình.Các tài sản vô hình như thương hiệu thường gặp khó khăn trong việc định giá
Cùng với đó, các tài sản vô hình như tài sản trí tuệ thường có tính độc đáo duy nhất, do vậy mức giá trao đổi cũng không phản ánh thực quan hệ cung cầu trên thị trường. Với cách tính toán liên quan đến giá trị dòng tiền tương lai của tài sản vô hình, thì bất kỳ một thay đổi nhỏ nào (dù trong khuôn khổ cho phép) của từng thông số quan trọng như tỷ suất chiết khấu, tỷ suất vốn hóa… đều dẫn đến kết quả định giá chênh lệch khá lớn. Các dữ liệu vĩ mô và vi mô về triển vọng kinh tế, triển vọng ngành, tình hình đối thủ cạnh tranh làm đầu vào cho mọi kỹ thuật định giá chưa được thu thập và lưu giữ một cách đồng bộ, do đó muốn thẩm định giá giá trị tài sản vô hình, chuyên viên định giá phải tự đi tìm từng dữ liệu ở nhiều nguồn lưu giữ khác nhau. Mặc dù một số công ty đã có ý thức xây dựng giá trị tài sản vô hình khá tốt để phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh một cách bền vững, nhưng cũng không ít công ty sử dụng những kỹ thuật đơn giản, kém chi tiết hơn để định giá tài sản vô hình, kết quả là các con số ước tính có khả năng không đáng tin cậy. Vụ việc định giá Truyền hình An Viên (AVG) là một ví dụ. Theo công bố, giá trị tài sản vô hình ngoài Bảng cân đối kế toán của AVG được tính toán là gần 13.500 tỷ đồng, chiếm hơn 80% giá trị định giá của công ty. Theo kết luận của Thanh tra chính phủ sau đó cho thấy đây là mức quá cao, không có cơ sở. Mặc dù không hiếm thương hiệu truyền thông trên thế giới có giá trị doanh nghiệp lớn gấp 3-4 lần giá trị tài sản hữu hình, nhưng để được như vậy doanh nghiệp đó phải thực sự nổi trội và có thị phần chi phối tương lai ngành.Thẩm định giá sai giá trị thương hiệu sẽ dẫn đến thất thoát tài sản
Là một trong những đơn vị Thẩm định giá uy tín được chứng nhận đạt tiêu chuẩn ISO 9001:2015, VNG Value đã chứng tỏ khả năng của mình đối với việc cung cấp các dịch vụ thẩm định giá đáp ứng nhu cầu cao của thị trường, góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp và khách hàng đưa ra các quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán. Liên hệ ngay VNG Value để nhận nhóm dịch vụ thẩm định giá chuẩn ISO. Nguồn: https://baodautu.vn/dinh-gia-tai-san-vo-hinh-con-nhieu-kho-khan-d102936.html